Thông tin, tuyên truyền về đề tài dân tộc thiểu số và miền núi bằng phim ảnh: Mang lại hiệu quả đặc biệt

VHO - Mảng phim về đề tài dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi được xem là vùng đất màu mỡ, phong phú để các nhà sản xuất khai thác. Thời gian qua, tín hiệu đáng mừng là nhiều bộ phim về đề tài này đã và đang để lại ấn tượng khó phai trong lòng công chúng, gặt hái được thành công nhất định cả trong nước và quốc tế.

Thông tin, tuyên truyền về đề tài dân tộc thiểu số và miền núi bằng phim ảnh: Mang lại hiệu quả đặc biệt - Anh 1

Bộ phim “Cuộc chiến không giới tuyến” đề cập đến những biến tướng về hủ tục bắt vợ của đồng bào vùng cao

Ít nhưng cht

Ở những thập niên trước, nhiều bộ phim về đề tài DTTS và miền núi đã đạt được thành công vang dội, có thể kể đến: Vợ chồng A Phủ, Đất nước đứng lên, Chiếc vòng bạc, Chuyện của Pao, Đàn trời, Đỉnh núi mờ sương, Chim Phí bay về nguồn cội... Thông qua đây, người xem có thể hiểu hơn về cuộc sống, văn hóa của đồng bào, từ đó, tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc.

Mới đây nhất, bộ phim truyền hình Cuộc chiến không giới tuyến thực sự đã “làm mưa làm gió” khi nhiều khung cảnh mênh mông, hùng vĩ miền biên viễn hiện lên lung linh trên màn ảnh nhỏ. Phim được ghi hình tại Mộc Châu (Sơn La), là nơi đồng bào DTTS sinh sống qua nhiều thế hệ với bản sắc văn hóa riêng, từ nếp ăn ở sinh hoạt cho đến những lễ hội, niềm tin tôn giáo… Song song đó, ở đây cũng tồn tại nhiều lề thói, hủ tục lạc hậu khiến những người làm công tác biên phòng không ngừng trăn trở phải làm sao để nâng cao nhận thức của người dân. Chính vì thế, Cuộc chiến không giới tuyến không chỉ khai thác câu chuyện về nghiệp vụ có phần cứng nhắc, mà còn lồng ghép những câu chuyện về đồng bào DTTS, giúp người xem hiểu hơn về cuộc sống và con người nơi đây.

Được biết, để có thể chuyển tải chân thực và gần gũi những nội dung này lên phim, ê kíp sáng tạo đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của chính quyền và bà con địa phương. Bên cạnh đó, các diễn viên cũng tìm hiểu kỹ những phong tục, tập quán nơi đoàn làm phim ghi hình để có thể làm tròn vai của mình. Hiện Cuộc chiến không giới tuyến là một trong những tên dẫn đầu phim giờ vàng VTV.

Có thể thấy, việc sử dụng điện ảnh trong công tác thông tin, tuyên truyền sẽ đạt những hiệu quả đặc biệt, nhất là đối với vùng DTTS và miền núi. Bởi lẽ, điện ảnh có sức hấp dẫn và tác động mạnh mẽ tới người xem qua hình ảnh sống động, âm thanh trung thực và những câu chuyện rất “đời”... Vì thế, đẩy mạnh tuyên truyền qua các bộ phim cũng như các chương trình đa phương tiện luôn có giá trị nhất định và cần được nâng cao hơn nữa. Qua đó, giúp phim ảnh chủ đề DTTS và miền núi trở thành “món ăn tinh thần” bổ ích phục vụ đồng bào cũng như công chúng cả nước.

Góc nhìn mi ca nhng người tr

Với dòng phim tài liệu, đề tài DTTS và miền núi cũng đang được các nhà làm phim khai thác triệt để. Đặc biệt hơn, thông qua góc nhìn của người trẻ, những bộ phim tài liệu càng khắc họa rõ hơn suy nghĩ, tâm tư ẩn chứa trong sâu thẳm tâm hồn của đồng bào ở địa bàn vùng sâu vùng xa.

Mới đây nhất phải kể đến Hà Lệ Diễm, nữ đạo diễn người dân tộc Tày với tác phẩm điện ảnh Children of the mist (Những đứa trẻ trong sương) đã xuất sắc nằm trong danh sách đề cử của giải Oscar 2023. Những đứa trẻ trong sương là bộ phim xoay quanh cô bé người Mông và hành trình đi kiếm tương lai của chính mình. Hà Lệ Diễm đã thành công khi đặc tả nỗi buồn qua những phong tục của người Mông, cũng như phân định cảm xúc rõ ràng mà không cố ép bản thân vào câu chuyện của nhân vật chính, kẹt giữa thời thơ ấu và sự trưởng thành, giữa văn hóa truyền thống và hiện đại… Điều quan trọng nhất mà nữ đạo diễn trẻ đạt được là mở ra “tấm voan phủ” như sương mù che đậy cuộc sống của những con người chất phác. Dù là phim đầu tay, nhưng Hà Lệ Diễm cùng đứa con tinh thần của mình đã gặt hái được thành tích nổi bật tại các LHP quốc tế như: Phim tài liệu Quốc tế xuất sắc nhất tại LHP Quốc tế Guanajuato (Mexico), Phim tài liệu xuất sắc nhất tại LHP Quốc tế Doxa (Canada, Áo), Giải Perception Chance Project được trao bởi Liên Hợp Quốc... và rất nhiều giải thưởng khác.

Hay mới đây, tại LHP ngắn TP.HCM lần thứ nhất, bạn trẻ K’Hưng với bộ phim tài liệu Hồn lửa đại ngàn cũng đã được vinh danh trong hạng mục Giải phụ. Phim của K’Hưng kể về cuộc đời ông Abiu gắn với mảnh đất Tây Nguyên cùng niềm đam mê văn hóa cồng chiêng. Ông không muốn quên đi phong tục tập quán mà cố gắng lưu trữ và truyền dạy nó bằng những phương thức mới mẻ, tận tụy với nghề. K’Hưng đã mang đến những thước phim chân thực, qua đó người xem sẽ hiểu hơn về phong tục, tập quán tốt đẹp và nhân văn của đồng bào dân tộc trên vùng đất đầy nắng và gió đại ngàn.

Có thể thấy, muốn có phim về DTTS hay, trước hết đòi hỏi phải có kịch bản hay. Nếu tác giả là người miền xuôi thì rất cần đi thực tế, nằm vùng, ăn ở với bà con để hiểu về văn hóa, con người thì mới có thể cho ra đời kịch bản chuẩn xác nhất. Có lẽ vì thế mà đa phần các bộ phim về đề tài DTTS và miền núi đều được chính các nhà làm phim sinh ra và lớn lên ở vùng đất ấy sáng tạo. Bởi, nếu nhà làm phim không am hiểu sâu sắc về lối sống, văn hóa, tâm tư tình cảm của dân tộc mà mình định làm, thì khi thực hiện bộ phim rất dễ bị “chệch hướng, lạc đường”, thậm chí là gây ra sự phản cảm, bức xúc dư luận. Tuy nhiên, điều đáng mừng là thời gian gần đây, những bộ phim truyện nhựa, phim tài liệu, truyền hình dài tập về đề tài DTTS và miền núi được “xuất xưởng” dù chỉ đếm trên đầu ngón tay, thế nhưng chất lượng lại ngày càng nâng lên và được công chúng đón nhận.

Rõ ràng, nếu khai thác tốt đề tài DTTS và miền núi, điện ảnh Việt sẽ có thêm nhiều phim hay, hấp dẫn và hoàn toàn có khả năng “Mang chuông đi đánh xứ người” thành công. Hơn thế, mảng đề tài này luôn có giá trị kết nối, giá trị giáo dục, khi thông qua phim người xem sẽ hiểu hơn về cuộc sống, văn hóa của đồng bào và ngược lại, đồng bào DTTS sẽ dần có được những nhận thức đúng đắn, theo kịp dòng chảy phát triển của xã hội đương đại. 

 

 THO MY

Ý kiến bạn đọc